Làng đá non nước Đà Nẵng – Làng đá cổ dưới chân núi Ngũ Hành Sơn

lang-da-my-nghe-da-nang-lang-da-co-duoi-chan-nui-ngu-hanh-son

Làng nghề đá non nước Đà Nẵng là một trong những làng nghề nổi tiếng của việt nam. Rất nhiều du khách tới đây đều muốn tìm cho một sản phẩm tượng đá ưng ý. Đây vừa là một vật phẩm phong thủy trong nhà, vừa là một món quà cho bạn bè và người thân.. Hãy cùng Điêu khắc Phạm Gia tìm hiểu xem nơi này có điều gì đặc biệt để có thể có được một sức sống mãnh liệt như thế nhé.

Sự hình thành của làng đá non nước Đà Nẵng dưới chân núi Ngũ Hành

Ngôi làng có bề dày lịch sử

Với tuổi thọ hơn 400 năm, Làng đá mỹ nghệ Đà Nẵng được xem là một ngôi làng đá cổ. Theo lời kể của những cụ già trong làng thì nơi đây được hình thành vào thế kỉ XVIII. Được một người nghệ nhân có tên là Huỳnh Bá Quát xây dựng nên.

Từ một ngôi làng điêu khắc đá nhỏ, trải qua hàng trăm năm. Đến bây giờ làng đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng đã trở thành một làng nghề rộng lớn. Không chỉ tạo ra các sản phẩm phục vụ cho việc kinh doanh mà còn phục vụ cho cả du lịch của thành phố. Nhắc đến Đà Nẵng, du khách sẽ không thể không nhắc đến làng đá mỹ nghệ này.

su-hinh-thanh-cua-lang-da-my-nghe-da-nang-duoi-chan-nui-ngu-hanh-dieukhacphamgia

Lúc mới hình thành, các nghệ nhân chỉ sản xuất với quy mô nhỏ. Chủ yếu phục vụ cho các nhu cầu thiết yếu và sinh hoạt của người dân trong làng. Đến thế kỷ XIX thì các sản phẩm đá mỹ nghệ ở đây đã dần phát triển. Xuất phát từ việc các Vua nhà Nguyễn đã cho xây dựng nhiều đền đài, lăng tẩm. Từ đó, cơ hội đã mở ra cho những người dân nghèo nơi đây. Các sản phẩm tượng đá bắt đầu được sản xuất nhiều hơn. Từ đó, sản phẩm được đưa ra buôn bán bên ngoài rộng rãi.

Lưu giữ truyền thống từ xưa đến thời hiện đại

Kể từ đó, được trên đà phát triển, Làng đá mỹ nghệ Đà Nẵng được nhiều người biết đến hơn. Kết hợp với các hoạt động du lịch xen kẻ. Thu nhập của người dân cũng dần tăng lên.

su-hinh-thanh-cua-lang-da-my-nghe-da-nang-duoi-chan-nui-ngu-hanh-dieukhacphamgia-1

So với những cơ sở riêng lẻ, thì việc hoạt động theo mô hình làng nghề như này sẽ giúp cho các cơ sở đi được lâu dài và ngày càng phát triển hơn. Vì là làng nghề truyền thồng, nên mỗi tác phẩm được các nghệ nhân tao ra đều mang một vẻ đẹp riêng. Chứa đựng rất nhiều tâm huyết của người thợ và người chăm sóc.

Những tác phẩm mang tính thẩm mỹ và tâm linh được điêu khắc tỉ mỉ

Tại làng nghề, các sản phẩm được trưng bày trong những gian hàng lớn. Mặt hàng đa dạng cùng những nét điêu khắc tỉ mỉ. Làm cho du khách thích thú, bị thu hút, không thể không mua ngay. Mỗi bức tượng đều có những vẻ đẹp và ý nghĩa khác nhau. Vì thế mà các sản phẩm của làng nghề đáp ứng được nhu cầu của nhiều người.

nhung-tac-pham-mang-tinh-tham-my-va-tam-linh-duoc-dieu-khac-ti-mi-dieukhacphamgia

Những bức tượng được điêu khắc trong làng nghề đều được làm từ đá nguyên khối. Các sản phẩm mang đậm tính nghệ thuật và ẩn chứa nét đẹp văn hóa truyền thống Việt Nam. Các sản phẩm nổi bật như về Tượng phật đá như: Quan Âm Bồ Tát, tượng Chúa, tượng các linh vật như kỳ lân, tỳ hưu. Đến các loại bàn ghế, đèn phun nước, đèn đá,…

Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp, giá rẻ

Chính nhờ vào bàn tay khéo léo của các nghệ nhân mà từ khối đá ban đầu, các nghệ nhân đã tạo ra được nhiều sản phẩm đẹp. Bạn có thể mua về để thờ trong nhà hoăc có thể làm quà tặng cho người thân, bạn bè,…

Đi đến Làng đá mỹ nghệ non nước Đà Nẵng bằng cách nào?

Làng đá mỹ nghệ Non Nước Đà Nẵng nằm tại phường Hòa Hải, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng. Cách trung tâm thành phố 10km về hướng đông nam. Du khách cần di chuyển bằng xe máy hoặc ô tô để đến được ngôi làng. Xuất phát từ Cầu Rồng, quý khách rẽ phải sang Võ Văn Kiệt. Rồi đi thẳng đường Ngô Quyền thêm 5km nữa. Đây là tuyến đường thẳng lại có làn đường nên các phương tiện như ô tô, xe máy hay xe buýt đều di chuyển khá thuận tiện và dễ dàng.

di-den-lang-da-my-nghe-non-nuoc-da-nang-bang-cach-nao-dieukhacphamgia

Sau khi đi qua vòng xuyến giao giữa Ngô Quyền và Trần Thị Lý, quý khách sẽ đi sang đường Ngũ Hành Sơn. Tiếp theo đó, quý khách đi thẳng 4km nữa theo đường Ngũ Hành Sơn. Rồi rẽ trái vào Hồ Xuân Hương – một trong những con đường thơ mộng nhất Đà Nẵng. Đến cuối con đường này, quý khách rẽ sang Võ Nguyên Giáp và Trường Sa. Tới đây, quý khách chỉ cần rẽ phải là đã đến làng đá mỹ nghệ Non Nước tại số 207 đường Huyền Trân Công Chúa.

Làng đá mỹ nghệ Non Nước có vị trí hơi xa trung tâm thành phố Đà Nẵng. Nhưng đường đi lại khá dễ dàng. Nếu không di chuyển vào giờ cao điểm, quý khách chỉ mất từ 20 đến 30 phút đi xe là có thể đến với ngôi làng này rồi.

Tuy là một ngôi làng đá cổ, tuy nhiên với những thay đổi và nỗ lực từng ngày của các nghệ nhân, làng đá mỹ nghệ Đà Nẵng sẽ dần thích nghi được với những gì hiện đại nhất của thành phố. Và trong tương lai, làng đá mỹ nghệ sẽ ngày càng được mở rộng và phát triển hơn nữa.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *