Nguồn gốc, lịch sử và sự phát triển của phật giáo

Phật giáo được biết đến là một tôn giáo lớn của thế giới. Đạo Phật phát triển ở nhiều nước, đặc biệt là châu Á. Hãy cùng Tượng Đá Mỹ Nghệ Phạm Gia đọc bài viết sau đây để tìm hiểu về nguồn gốc, lịch sử và sự phát triển của Phật giáo.

Nguồn gốc của Phật giáo

Phật giáo được phật Thích Ca Mâu Ni (Shakyamuni) truyền giảng ở miền đông Ấn Độ vào thế kỷ 6 TCN. Được truyền bá trong khoảng thời gian 49 năm khi Đức Phật còn tại thế ra nhiều nơi đến nhiều chủng tộc nên lịch sử phát triển của đạo Phật khá đa dạng về các bộ phái cũng như các nghi thức hay phương pháp tu học. Ngay từ buổi đầu, Thích Ca, người sáng lập đạo Phật, đã tổ chức được một giáo hội với các giới luật chặt chẽ. Nhờ vào sự uyển chuyển của giáo pháp, đạo Phật có thể thích nghi với nhiều hoàn cảnh xã hội, nhiều dạng người, nhiều tập tục ở các thời kỳ khác nhau. Và do đó ngày nay Phật giáo vẫn tiếp tục tồn tại và ngày càng phát triển rộng rãi trên toàn thế giới. Ngay cả trong các nước có nền khoa học tiên tiến như Hoa Kỳ và Tây Âu. (Theo Wikipedia)

Nguon-goc-cua-phat-giao-tuongmynghe

Xem thêm: Tượng Phật Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Bằng Đá

Sự phát triển của Phật giáo

Phật giáo sau khi ra đời được lan truyền khá rộng rãi mặc dù không bao giờ tổ chức các hoạt động truyền giáo. Những giáo huấn của Đạo Phật lan truyền từ Ấn Độ sang các nước châu Á. Sau đó sang cả châu Âu.

Đối với mỗi quốc gia khác nhau. Tùy theo văn hóa của từng vùng mà Phật giáo có một số thay đổi nhưng vẫn dựa trên giá trị cốt lõi là trí tuệ và lòng bi mẫn. Đại diện cho Phật giáo chính là những tu sĩ, Phật tử giác ngộ được những điều sâu sắc về Phật Pháp.

su-phat-trien-cua-phat-giao-tuongmynghe

Đạo Phật có hai nhánh chính là Tiểu Thừa và Đại Thừa. Tiểu Thừa nhấn mạnh đến sự giải thoát cá nhân. Trong khi Đại Thừa chú trọng đến việc tu tập thành một vị Phật toàn giác để phổ độ chúng sanh. Mỗi nhánh lại được chia làm nhiều phân nhánh. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ba hình thức chính là Tiểu thừa ở Đông Nam Á, và hai nhánh Đại thừa. Đó là các truyền thống Phật giáo Trung Quốc và Tây Tạng.

Kho tàng kinh sách của Phật giáo

Kinh sách của Phật giáo là một kho tàng vĩ đại của nhân loại. Hiện nay có hơn 10.000 pho sách nguyên bản bằng chữ Pali và chữ Phạn. Hiện nay ở nước ta, có khá nhiều cuốn được dịch ra tiếng Việt. Kinh sách của Phật giáo được chia làm 3 tạng (Tam tạng kinh điển):

kho-tang-kinh-sach-cua-phat-giao-tuongmynghe

  • Kinh tạng: là những sách ghi chép lời Phật giảng dạy về giáo lý, còn gọi là Khế kinh, có nghĩa như là một chân lý.
  • Luật tạng: là sách ghi chép những giới luật của Phật chế định dành cho 2 chúng xuất gia và 2 chúng tại gia phải tuân theo trong quá trình sinh hoạt và tu học, đặc biệt là các quy định đối với hàng đệ tử xuất gia.
  • Luận tạng: là sách giảng giải ý nghĩa về kinh, luật

Xem thêm: Các mẫu tượng phật bằng đá đẹp

Một số ngày lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo

Những lễ, kỷ niệm lớn trong năm của Phật giáo (tính theo ngày âm lịch):

  • Tết Nguyên đán
  • Rằm tháng giêng: lễ Thượng nguyên
  • 08/02 : Đức Phật Thích Ca xuất gia
  • 15/02: Đức Phật Thích Ca nhập Niết bàn
  • 19/02: Khánh đản Đức Quán Thế Âm Bồ tát
  • 21/02: Khánh đản Đức Phổ Hiền Bồ tát
  • 16/3: Khánh đản Đức Chuẩn Đề Bồ tát
  • 04/4: Khánh đản Đức Văn Thù Bồ tát
  • 15/4: Đức Phật Thích Ca đản sinh
  • 13/7: Khánh đản Đức Đại Thế Chí Bồ tát
  • 14/7: Lễ Tự tứ
  • 15/7 : Lễ Vu lan
  • 30/7: Khánh đản Đức Địa Tạng Bồ tát
  • 30/9: Khánh đản Đức Phật Dược sư
  • 17/11: Khánh đản Đức Phật A Di Đà
  • 08/12: Đức Phật Thích Ca thành đạo

Riêng người Khmer, Phật giáo còn có một số ngày đặc biệt như:

  • 13 – 15/4 dương lịch: Lễ mừng năm mới (Chol Chnam Thmay – Tết dân tộc của người Khmer)
  • 30/8 dương lịch: Lễ cúng ông bà tổ tiên
  • Đầu tháng 9 hoặc tháng 10 âm lịch (sau khi kết thúc khoá hạ): Lễ Dâng Y (hay lễ Dâng Bông)
  • 15/10 âm lịch: Lễ cúng trăng (Ok Om Bok).

Tham khảo thêm video Lịch sử của Phật Giáo (ở Việt Nam) – Video chỉ để tham khảo

Hy vọng qua những thông tin bài viết cung cấp, bạn đã hiểu hơn về nguồn gốc cũng như sự phát triển của Phật giáo.

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *